Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào?

0

Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào? Bạn có phải là người thường thức dậy vào buổi sáng? Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn vào tối muộn hay sáng sớm? Câu trả lời có thể làm bạn bất ngờ…

Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào?

Bạn là con người của buổi sáng, người luôn rời khỏi giường và bắt đầu công việc chỉ sau bữa sáng nhẹ với cốc cà phê vội vã – chỉ để thấy mình có thể thả lỏng và thong thả hơn vào đầu giờ chiều? Hay bạn là kiểu người gói gọn tất cả công việc của mình để hoàn thành tại nhà đến tận tờ mờ sáng, sau đó dùng cả ngày hôm sau ráo riết cố gắng sạc lại pin cho mình?

Dù bạn là một chú sơn ca hay một con cú đêm, thì bạn có lẽ cũng có chút hoài nghi rằng một sự thay đổi về thời gian đi ngủ và thức giấc của mình có thể giúp bạn tập trung và thiết kế tốt hơn.

Vậy nếu bạn muốn tối đa hóa tính sáng tạo và hiệu suất làm việc của mình thì đâu mới là khung giờ làm việc tốt nhất nên lựa chọn? Bài viết này là tất cả những gì chúng tôi khám phá được từ các chuyên gia cũng như những tiết lộ từ nghiên cứu của họ. Và một vài điều trong đó chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ…

Thúc đẩy tiến hóa

Quay ngược lại quá khứ xa xưa, khi loài người đều là những sinh vật hoạt động vào ban ngày. Trước cả khi đèn điện và những công cụ tiện ích đi kèm để giúp chúng ta tránh xa khoảng thời gian tăm tối, mỗi con người đều đi ngủ khi trời tối và thức dậy vào lúc bình minh.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phản ứng hóa học trong cơ thể có thể được kiểm soát bởi cách sống của chúng ta, cách chúng ta tập luyện, thời gian đi ngủ và những gì chúng ta ăn uống, nhưng vẫn có những điều cơ bản mà chúng ta không thể thay đổi. Một trong số chúng là chu kỳ melatonin. Khi màn đêm buông xuống, não bộ của chúng ta sẽ gia tăng sản lượng của một hormone có tên là melatonin, là thứ gây cảm giác buồn ngủ và phù lớp sương mờ lên quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Ánh sáng ban ngày

Ánh sáng mặt trời ức chế quá trình sản sinh melatonin, khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì vậy, về mặt lý thuyết, con người nên ở trong trạng thái sáng suốt và năng suất nhất sau một đêm ngủ ngon và một bữa sáng nhẹ ngay sau khi mặt trời mọc. Nếu bạn tự cho mình là một người làm việc buổi sáng, bạn sẽ có thể nhận thấy điều này hoàn toàn sáng tỏ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng ủng hộ quan điểm này. Nghiên cứu do Giáo sư Christoph Randler thực hiện tại Đại học Heidelberg cho thấy những người thức dậy và bắt đầu công việc sớm phần lớn làm việc chủ động và hiệu quả hơn so với những người bạn lười biếng của họ.

Điều đáng nói là, nghiên cứu này cũng chứng minh rằng những người thức dậy sớm hơn thường sử dụng những giờ đầu tiên trong ngày vào những công việc cụ thể; để tổ chức và lên kế hoạch, và đặt mục tiêu cho những giờ tới hoặc tuần tới. Những người thức dậy sớm hơn cũng ít bị hỗn loạn trong cách tiếp cận công việc hơn những người bạn cú đêm của họ.

Các vấn đề sức khỏe

Cũng có bằng chứng cho rằng việc thức dậy sớm tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Điều chỉnh chu kỳ ngủ của bạn gần nhất có thể với đồng hồ sinh học của Trái đất, chu kỳ mặt trời lặn và mọc sẽ mang lại một giấc ngủ sâu và hồi sức cho bạn nhiều hơn. Vì vậy mà những người dậy sớm sẽ khỏe mạnh hơn, hoàn thành lượng công việc nhiều hơn và có nguồn năng lượng dồi dào hơn cả Duracell Bunny.

Nhưng đối với các nhà thiết kế cụ thể, đó lại không phải là cái kết của câu chuyện. Theo các nhà tâm lý học, cũng có một số lợi thế lớn cho một số trong chúng ta, những người thích chong đèn lúc nửa đêm để… Bạn nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để thời gian sinh học của mình không bị gián đoạn

Cú đêm

Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào?

Sigmund Freud lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về Superego (Siêu ngã); Phần tâm trí gián tiếp ức chế sự sáng tạo

Một phần trí não của chúng ta hoạt động như một “người gác cổng” (được biết đến là Superego trong thuật ngữ của Freudian) sẽ bị áp chế khi chúng ta bắt đầu buồn ngủ. Superego là phần tâm trí thúc đẩy sự hoàn hảo, nó phát huy tác dụng tuyệt vời khi bạn làm công việc thiết kế chi tiết. Tuy nhiên, phần này trong tâm trí bạn cũng khước từ tư duy huyền ảo và không tưởng – gốc rễ của sự sáng tạo.

Một báo cáo về sinh học cũng chia sẻ ít nhiều điều tương tự. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, phản ứng hóa học trong não bộ sẽ thay đổi. Song song với việc sản sinh ra melatonin, bạn cũng sẽ sản xuất một ít dopamine – chất hoá học liên quan đến nhiều chức năng của thùy não trước. Bộ phận này chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định. Điều quan trọng là não bộ của bạn mà sẽ bác bỏ hết tất cả các ý tưởng của bạn.

Về cơ bản, điều này có nghĩa là bạn sẽ ngừng để tâm nhiều khi bạn mệt mỏi, và những suy nghĩ ngớ ngẩn sẽ bắt đầu kéo đến tới tập, dồn dập.

Tăng cường tập trung

Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào?

Swizec Teller, người tự cho mình là Geek với một chiếc mũ,

theo đuổi ý tưởng rằng mệt mỏi thực sự mang lại cho bạn sự tập trung 

Mặc dù chúng ta sẽ ít cầu kỳ hơn khi mệt mỏi, một vài nghiên cứu vẫn cho rằng khi ấy toàn bộ khả năng tập trung của chúng ta thực sự tăng lên. Chúng ta không tự chỉnh sửa nhiều, vì vậy chúng ta có thể tập trung và làm việc năng suất hơn là đa nhiệm.

Thực tế là các cú đêm có khả năng tập trung lâu hơn đã được khoa học chứng minh. Những nhà nghiên cứu từ Đại học Liege đã tiến hành các nghiên cứu có kiểm soát với hai nhóm người được có lượng thời gian ngủ giống nhau. Một nhóm được nhận diện là những người dậy sớm, nhóm còn lại là tập hợp các cú đêm. Hóa ra là các cú đêm lại có mức độ tập trung tốt hơn ở những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý lâu dài, và những người dậy sớm đầu hàng nhanh hơn chút.

Và khoa học chỉ ra rằng sự sáng tạo và đêm muộn thậm chí có sự liên kết sâu xa hơn. Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Kinh tế London (London School of Economics) cho biết những người chọn làm việc muộn vào ban đêm thường có chỉ số IQ cao hơn – một sự đo lường về khả năng giải quyết các vấn đề số, không gian và ngôn ngữ đòi hỏi tính sáng tạo cao. Bạn đã sắp xếp thời gian của mình vào ban đêm hay chưa?

Lịch trình của Maker (The maker’s schedule)

Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào?

Trong cuốn sách đang trong quá trình hoàn thành của mình Why Programmers Work at Night, Swizec Teller chỉ ra một nguyên nhân khác khiến thời gian buổi đêm là thời gian chính xác cho công việc sáng tạo là bởi vì không bị quấy nhiễu.

Teller giới thiệu ý tưởng về ‘The maker’s schedule’. Đối với hầu hết mọi người – quản lý, nhà bán lẻ, quản trị và nhiều nữa – công việc đều đã được định sẵn. Lịch trình buổi ngày và những sự phiền nhiễu của nó có thể chấp nhận được vì hầu hết các nhiệm vụ đều ngắn, máy móc và dễ dàng tạm dừng hay tiếp tục.

Nhưng đối với một người làm sáng tạo như các nhà thiết kế, sự phiền nhiễu là một thảm họa. Trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế, chúng ta tạo dựng mọi thứ từ sự tưởng tượng. Những phiền nhiễu có thể khiến bạn trật hoàn toàn khỏi mạch tư duy của mình. Vậy nên, vào buổi tối, khi những người khác đã đi ngủ, là thời gian lý tưởng để làm việc với các vấn đề sáng tạo.

Chim sơn ca hay cú đêm?

Designer nên sắp xếp thời gian như thế nào?

Bạn nên sắp xếp thời gian theo kiểu dậy sớm hay ngủ muộn? Vậy thì cách nào là tốt nhất đây, là chim sơn ca hay cú đêm? Tóm lại, các bằng chứng dường như cho rằng người dậy sớm thì làm được nhiều việc hơn, nhưng  thời gian buổi sáng thì phù hợp hơn với những công việc thực tế và mang tính tổ chức. Những tên cú đêm thì dùng sự bao trùm của màn đêm để hoàn thành các công việc cần sự tập trung trí não hơn, khi mà sự phiền nhiễu được giảm thiểu.

Khi bạn tự hỏi mình nên rời khỏi giường vào thời gian nào, dường như thiết kế là một trường hợp đặc biệt. Đây là một trong số ít các nghề đòi hỏi phải có thời gian dài với công việc mang tính chính xác, lặp đi lặp lại, lập kế hoạch và khả năng quản lý dự án tốt. Nhưng cũng có những thời điểm của sự hỗn độn và sáng tạo; khoảng thời gian nổ tung các ý tưởng và quay cuồng giữa các vấn đề.

Alex Graham, người sáng tạo ra bộ phim hoạt hình Fred Basset, có vẻ như đã tìm được sự cân bằng. Con gái của ông đã chia sẻ trên BBC rằng Graham sẽ thực hiện việc minh họa phim vào buổi sáng, nghỉ ngơi vào buổi trưa, sau đó làm những công việc sáng tạo vào buổi tối, phủ đầy các trang giấy với những hình vẽ nghuệch ngoạc và ý tưởng. Ông vừa là người của buổi sáng vừa là một cú đêm.

Có lẽ tất cả các nhà thiết kế nên rút ra vài điều từ cuốn sách của ông: dậy sớm để làm những công việc khó nhằn ở bàn làm việc và dùng các buổi tối để động não sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.